Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Ưu điểm của công ước Hamburg 1978

Những điểm tiến bộ của Hamburg 1978:
- Quy tắc Hamburg quy định trách nhiệm của người chuyên chở rộng nhất, nhiều nhất, đảm bảo quyền lợi của chủ hàng nhiều hơn nên chưa được áp dụng nhiều trong thực tế
- Quy định trách nhiệm của người chuyên chở là hợp lý, bảo vệ quyền lợi của chủ hàng nhiều hơn
- Điều chỉnh cả việc chuyên chở hàng xếp trên boong và súc vật sống, cả hàng hóa đóng trong container, pallet và các công cụ vận tải tương tự
- Quy định trách nhiệm của cả người chuyên chở và người chuyên chở thực tế:
- Người chuyên chở là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác ký kết một hợp đồng chuyên chở hàng hóa với người gửi hàng
- Người chuyên chở thực tế là bất kỳ người nào thực hiện một phần hoặc toàn bộ hành trình theo sự ủy thác của người chuyên chở

Trách nhiệm của người chuyên chở theo công ước Hamburg 1978

Trách nhiệm của người chuyên chở theo công ước Hamburg 1978:


  • Thời hạn trách nhiệm

Từ khi nhận hàng để chở ở càng xếp hàng đến khi giao xong hàng ở cảng dỡ hàng => Từ cảng đến cảng

  • Người chuyên chở được coi như đã nhận hàng để chở khi nhận hàng từ:

- Người gửi hàng hoặc người thay mặt người gửi hàng
- Một cơ quan có thẩm quyền hoặc một người thứ ba mà theo luật lệ hoặc quy định tại cảng xếp hàng thì hàng hóa phải giao cho người đó
Vd: nhận hàng thông qua cảng biển khi hàng hoá cần phải kiểm tra tại cảng

  • Người chuyên chở được coi như đã giao hàng cho người nhận khi giao hàng cho:

- Người nhận hàng hoặc người thay mặt người nhận hàng
- Đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, luật lệ hay tập quán buôn bán mặt hàng đó tại cảng dỡ
Vd:Theo incoterms  không phải lúc nào cũng giao hàng trực tiếp cho người nhận. Nhóm D: Đặt hàng hoá ở trên tàu, trên cầu cảng tại cảng dỡ hàng quy định,...

- Một cơ quan có thẩm quyền hoặc một người thứ ba mà theo luật lệ hoặc quy định tại cảng dỡ hàng thì hàng hóa phải nhận từ người đó
  • Cơ sở trách nhiệm : người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa và chậm giao hàng khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của người chuyên chở
  • Quy định thêm thiệt hại do giao hàng chậm so với Brussel
- Hàng hóa bị coi là chậm giao nếu không được giao tại cảng dỡ hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trong thời gian đã thỏa thuận rõ ràng hoặc nếu không có thỏa thuận như vậy thì là trong thời gian hợp lý một người chuyên chở cần mẫn phải giao, có tính đến hoàn cảnh của sự việc.
- Hàng bị coi là mất nếu không được giao như trên trong thời hạn 60 ngày liên tục kể từ ngày hết thời hạn giao hàng quy định
Chú ý: Tại sao quy định thêm? Vì quan sát trên thực tế, đầu thế kỉ XX ngành vận tải biển chưa phát triển mạnh, phương tiện vận chuyển thô sơ, tốc độ chậm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện hàng hải => chậm trễ không tránh khỏi. Năm 1960 tàu container ra đời, đến 1978 phương tiện vận tải được trang bị hiện đại, container ra đời được gần 20 năm. Những rủi ro mà nguyên nhân do chậm trễ gây ra thiệt hại lớn => quy định để đảm bảo quyền lợi của người thuê chở
  • Các nghĩa vụ chính của người chuyên chở
Quy định trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên nguyên tắc “lỗi hay sơ suất suy đoán”- Presumed Fault or Neglect
  • Miễn trách cho người chuyên chở
Không liệt kê các trường hợp miễn trách cho người chuyên chở mà dựa trên nguyên tắc suy đoán lỗi=> người chuyên chở được miễn trách nếu chứng minh được mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hợp lý nhằm ngăn ngừa tổn thất và tổn thất không do lỗi lầm hay sơ suất của mình gây nên.
=> Người chuyên chở tự động bị suy đoán lỗi. Trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người chuyên chở
  • Giới hạn trách nhiệm
- Hàng hóa bị mất mát, hư hỏng: 835 SDR/kiện, đơn vị hoặc 2.5SDR/kg hàng hóa cả bì tùy theo cách tính nào có lợi chủ hàng lựa chọn.
- Đối với các nước không phải là thành viên của IMF hoặc những nước luật lệ không cho phép sử dụng đồng SDR thì có thể tuyên bố giới hạn trách nhiệm theo đơn vị tiền tệ (mu- monetary unit): 12 500mu/kiện, đơn vị hoặc 37.5 mu/kg hàng hóa
- Đối với hàng chuyên chở trong Container: quy định giổng NDT Visby 1968, bổ sung thêm: nếu bản thân vỏ Container hoặc công cụ vận tải tương tự bị mất mát, hư hại thì container đó được tính là một đơn vị hàng hóa để bồi thường nếu không thuộc sở hữu của người chuyên chở hoặc không do người chuyên chở cung cấp.
- Chậm giao hàng: giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là một số tiền tương đương với 2.5 lần tiền cước của số hàng chậm giao nhưng không vượt quá tổng tiền cước của toàn bộ hợp đồng vận chuyển đường biển.

Nghị định thư Hague Visby

Trách nhiệm của người chuyên chở theo Nghị định thư Hague Visby 1968 :

Trong phương thức vận tải thuê tàu chợ, không tồn tại một hợp đồng được ký kết bởi hai bên thuê chở và người chuyên chở => mọi mối quan hệ phát sinh đều được điều chỉnh theo B/L
Chú ý:

  • Mỗi hãng tàu có quyền phát hành một mẫu vận đơn riêng, người thuê chở mặc nhiên phải chấp nhận những điều khoản quy định in ở mặt sau của B/L=> phát hành sao cho có lợi cho mình nhất nhưng phải đảm bảo trách nhiệm tối thiểu của người chuyên chở => quốc tế hoá trách nhiệm => công ước quốc tế.
  •  Người chuyên chở chịu trách nhiệm xếp dỡ hàng hoá để đảm bảo hành trình của tàu chợ

Hague Visby 1968 là một trong những quy tắc quốc tế điều chỉnh B/L

  • Thời hạn trách nhiệm (Period of Responsibility): là một khoảng thời gian và không gian mà người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa

Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi hàng hóa được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đến
=> Thời hạn trách nhiệm từ móc cẩu đến móc cẩu (from tackle to tackle)
Từ khi móc cẩu chạm vào kiện hàng tại nơi đi đến khi móc cẩu rời kiện hàng tại cảng đến với điều kiện kiện hàng được đặt xuống mặt đất tại cảng dỡ một cách an toàn. Áp dụng cho tất cả các kiện hàng trong chuyến hàng đó.

  • Cơ sở trách nhiệm (basis of liability): trách nhiệm của người chuyên chở về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa

Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của người chuyên chở
  • Các nghĩa vụ chính của người chuyên chở
Trước và lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫn thích đáng để:
  •  Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển:
- Tàu phải bền chắc, kín nước, chịu được sóng gió trong điều kiện thông thường
- Tàu phải thích hợp cho việc chuyên chở hàng hóa
- Tàu được cung ứng đầy đủ về nhiên liệu, biên chế đầy đủ về thủy thủ
Chú ý: Đảm bảo trong toàn bộ hành trình. Tuy nhiên nếu có tổn thất mà người chuyên chở chứng minh có sự cần mẫn thì được miễn trách => người thuê chở phải chứng minh nếu muốn được bồi thường tổn thất => khó khăn để chứng minh được
  • Trách nhiệm thương mại: người chuyên chở phải tiến hành một cách thích hợp và cẩn thận việc xếp, dịch chuyển, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hóa được chuyên chở
  • Trách nhiệm cung cấp B/L: sau khi nhận hàng từ người gửi hàng tại cảng xếp hàng quy định phải phát hành B/L cho người gửi hàng
  • Miễn trách cho người chuyên chở:
17 trường hợp miễn trách:
1) Hành vi sơ suất hay khuyết điểm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay người giúp việc cho người chuyên chở trong thuật đi biển và quản trị tàu.
Thuật đi biển (Navigation) là những hành động có liên quan đến việc điều khiển tàu chạy hoặc đỗ
Quản trị tàu (Management of ship) là hành động có liên quan đến việc quản lý và chăm sóc tàu trong hành trình.
2) Cháy, trừ khi do lỗi lầm thực sự hay hành động cố ý của người chuyên chở gây nên
3) Tai họa, nguy hiểm, tai nạn của biển gây ra
4) Thiên tai
5) Hành động chiến tranh
6) Hành động thù địch
7) Tàu và hàng hóa bị cầm giữ, bị câu thúc do lệnh của vua chúa, chính quyền nhân dân hoặc bị tịch thu do lệnh của tòa án.
8) Hạn chế về kiểm dịch
9) Đình công, cấm xưởng hoặc lao động bị ngưng trệ vì bất cứ nguyên nhân nào, xảy ra toàn bộ hay cục bộ
10) Hành vi hay thiếu sót của chủ hàng, của đại lý hoặc đại diện của chủ hàng
11) Bạo động hay nổi loạn
12) Cứu hay cố ý cứu sinh mạng và tài sản trên biển
13) Hao hụt về trọng lượng hoặc khối lượng hoặc hư hỏng do nội tỳ, ẩn tỳ hoặc bản chất đặc biệt của hàng hóa
14) Bao bì không đầy đủ
15) Ký mã hiệu không đầy đủ hoặc sai
16) Do ẩn tỳ của tàu mà bằng sự cần mẫn hợp lý không phát hiện ra được
17) Mọi nguyên nhân khác không phải do lỗi lầm hoặc trách nhiệm của người chuyên chở hoặc lỗi lầm do sơ suất của đại lý hay nhân viên của người chuyên chở

Chú ý: Trường hợp miễn trách thứ 1 gọi tắt là lỗi hàng vận => vô lý nhưng vẫn được chấp nhận do:
- Hague được xem là nền tảng đầu tiên => tính phổ biến rộng. Hague visby 1968 không có thay đổi gì so với Hague 1924 về các điều khoản miễn trách này. 
- Hague: tập trung vào quyền lợi của người chuyên chở. Các nước phát triển có đội tàu mạnh =>chọn Hague
  • Giới hạn trách nhiệm: là số tiền tối đa mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá bị tổn thất trong TH giá trị hàng hoá không được kê khai trên B/L
(Tối đa: nếu giá trị tổn thất lớn hơn thì chỉ bồi thường số tiền tối đa này, nếu giá trị hàng hoá thấp hơn thì bồi thường giá trị thực)
  • 10 000Franc vàng /kiện, đơn vị hàng hóa hoặc 30 Franc vàng/ kg hàng hóa cả bì bị mất mát hư hỏng tùy theo cách tính nào có lợi chủ hàng lựa chọn
- Franc vàng là đồng tiền có chứa 65.5 mg vàng với độ nguyên chất là 900/1000
  • Đối với hàng hóa chuyên chở trong Container:
- Đơn vị hàng hóa là đơn vị tính cước
- Nếu có kê khai trên B/L số lượng gói, bao, kiện… đóng trong các đơn vị đó thì các kiện, bao, gói đó được coi là đơn vị tính cước (số bồi thường = số kê khai)
- Nếu không kê khai thì tất cả Container được tính là một đơn vị để bồi thường.
Chú ý: phải kê khai số lượng hàng hoá, số kiện hàng trong container.
Công ước Hamburg 1978